baner

Bồ Đề Đạt Ma được thiền tông Trung Quốc công nhận là sư tổ của thiền tông Đông độ và là người tạo tiền đề phát triển cho môn võ thiếu lâm tự.

1. Truyền thuyết về Bồ đề Đạt Ma

Tương truyền Bồ Đề Đạt Ma vốn có tên là Bồ Đề Đa La, là vị hoàng đế thứ 3 của nước Hương Chí. Trong một lần đã cùng Bát Nhã Đa La vị tổ thứ 27 trong nhà Phật luận về chữ tâm và nói lên được những điểm quan trọng của chữ tâm. Bát Nhã Đa La thấy hoàng tử là người có ngộ tính cao và hiểu biết chư pháp nên đã khuyên người lấy tên là Đạt Ma - nghĩa là rộng lớn, thông đạt. Từ đó Đạt Ma bái Bát Nhã Đa La làm thầy sau này trở thành truyền nhân thứ 28 của nhà Phật.


Sau này tuy tuổi đã cao nhưng Đạt Ma vẫn nhớ lời thầy dạy phải xuất dương truyền pháp thì mới nên sự nghiệp vĩ đại nên đã xuống thuyền ra khơi đến Đông Thổ vào thời vua Vũ Đế (520 SCN). Vũ Đế là một người sùng đạo và đã cho xây nhiều chùa chiền bảo tháp. Nhưng sau cuộc gặp gỡ thì tư tưởng đạo giáo của Đạt Ma và Vũ Đế không tương hợp nên người cáo từ, sau băng qua sông Giang Bắc thẳng tiến tới núi Trung Sơn bằng việc dùng ngọn cỏ lau thả xuống nước mà lướt đi. Tại chùa Thiếu Lâm, Bồ Đề Đạt Ma quay mặt vào tường và thực hiện thiền tịnh trong 9 năm và được người bấy giờ không biết gọi là Quán Bích Bà La Môn nghĩa là ông sư bà la môn nhìn tường.

Sau này có vị sư Thần Quang học rộng biết nhiều nghe đến việc Ngài Đạt Ma nên đến xin bái kiến nhưng Đạt Ma vẫn không nói năng gì chỉ im lặng tiếp tục thiền tịnh. Thần Quang đã đứng trong đêm tuyết qua một đêm và tự chặt đứt cánh tay mình để thể hiện thành ý. Lúc ấy Đạt Ma mới nhận Thần Quang làm đệ tử lấy hiệu là Huệ Khả, người sau này trở thành tổ sư thứ hai của thiền tông Trung Quốc.

2. Ý nghĩa phong thủy tượng gỗ Đạt Ma

Đặc điểm của tượng Đạt Ma đó là thần sắc có phần dữ dằn một chút, tuy khiến người nhìn có đôi chút e ngại nhưng chính điều này giúp tăng cường khả năng trừ tà và trấn hạch trở nên mạnh mẽ hơn. Người ta quan niệm, thần thái của ngài càng hung giữ thì khả năng trấn hạch càng cao. Nên đặt tượng quay mặt ra phía cửa chính hoặc những phía nhà có ảnh hưởng xấu để tránh những năng lượng không tốt. Những người làm quan chức cao cũng có thể đặt tượng trong gian phòng làm việc để tăng cường thêm sức mạnh và sự ảnh hưởng của mình. Tránh đặt tượng ở những nơi thiếu tôn nghiêm như trong bếp, phòng ăn phòng ngủ... Không đặt tượng trực tiếp dưới sàn nhà/sân mà nên để trên bàn hoặc kệ gỗ.

3. Một số thế đứng của tượng

Tượng gỗ Đạt Ma Khất Thực:Truyền thống Khất thực của các vị tu hành mà một trong những nét đặc sắc của Đạo Phật. Khất sĩ có nghĩa là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người đời để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi tâm. Hình tượng Đức Đạt Ma Khất thực từ lâu đã là một trong những đề tài được sáng tác nhiều nhất với khuôn mặt, bộ râu và tướng mạo siêu thoát trần tục. Tượng có ý nghĩa răn bảo người sống phải tu tâm, dưỡng tính, không vì cái lợi mà đánh mất mình.

Tượng Gỗ Đạt Ma Quá Hải: Hình tượng này bắt đầu từ việc Đạt Ma ra đi sau khi thấy tư tưởng truyền pháp của mình và Lương Vũ Đế không giống nhau. Người đã ngắt một nhành cỏ lau đặt xuống mặt nước sông Trương Giang đang cuồn cuộn nước đặt chân lên mà cứ thế rẽ sóng vượt con nước mà đi như trên đất bằng. Ý nghĩa giác ngộ Phật tính cao, kiên định và vững vàng

Tượng Đạt Ma thế võ/ Đạt ma hàng long: Năm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn, Hà Nam, xây dựng chùa Thiếu Lâm, đã có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo. Ông nhận thấy nay đem một tín ngưỡng đi truyền tụng có khi trái với tín ngưỡng của dân bản xứ, dễ xảy ra xung đột. Do vậy các đệ tử của ông vừa lo học lý thuyết Phật Pháp vừa phải luyện võ để tự vệ. Hình ảnh Đạt Ma hàng long thế võ mang âm hưởng mạnh mẽ, thể hiện sức mạnh của con người có thể chiến thắng mọi gian ác.

Tượng gỗ Đạt ma với 1 chiếc giày: Truyền thuyết kể rằng, 3 năm sau khi thị tịch có người vẫn thấy Đạt Ma đang ung dung trên đường. Lúc ấy Người bước đi chân không, một bên tay cầm cây thiền trượng, còn bên tay kia đang cầm lơ lửng một chiếc giày. Có người nhận ra liền hỏi rằng: Người đi đâu đó? thì nhận được câu trả lời rằng đi về Tây Thiên. Chuyện Ðạt Ma còn sống làm mọi người kinh ngạc và không tin, và cho rằng đây là chuyện bịa đặt để lôi kéo người khác. Sau đó nhiều người đã cùng nhau khai quật ngôi mộ của Đạt Ma Sư Tổ nhưng không thấy xác mà chỉ còn 1 chiếc giày. Ðó là chuyện Ðạt Ma mang chiếc giầy trở về Tây Thiên.


Thiền trượng biểu trưng cho sự giác ngộ, còn chiếc giày là biểu trưng cho cõi đời đến – đi. Đức Đạt Ma chỉ mang theo một chiếc giày là vì con người chỉ là cát bụi chết đi nhưng vẫn còn lưu dấu vết trên dương thế, dấu vết đó tùy duyên mà hiện hữu hay tịch diệt. Còn chiếc giày mà Đạt Ma mang theo là chiếc giày trở về Tây Thiên - cõi siêu thoát. Mang giày cùng thiền trượng theo phải chăng là ý: con người muốn siêu thoát thì phải giác ngộ.

Tượng gỗ Đạt Ma ngồi thiền: Bắt nguồn từ sự tích 9 năm ngồi thiền quay mặt vào núi Tung Sơn nơi có Chùa thiếu lâm người đã thành tựu sự truyền thừa của môn thiền tại nơi đây. Cho nên Thiếu Lâm tự còn được mệnh danh là "Ðình tổ của thiền tông" và Thiếu Thất động được gọi là "Ðạt Ma động" và được xếp hạng văn hiến lịch sử. Sa

Trong những năm tháng xoay mặt vào vách đá ngồi thiền định, loài chim đã bay đến làm ổ trên mình mà ngài không hề hay biết. Qua đó đủ thấy thiền công thâm hậu của Người.
thienmocduc.com

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Đồ Gỗ Quỳnh Anh © 2013. All Rights Reserved. Powered by thienmocduc
Top